Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

An Toàn, PCCC
Skype Me!
0908.994504
Điện - Viễn Thông
Skype Me!
Tel: 0906 31 64 66
Kỹ thuật
Skype Me!
Đối tác

Pháp lệnh bảo hộ lao động

Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông thuộc Sở GTVT Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra liên ngành
Để bảo đảm cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh; nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động;

Pháp lệnh

BẢO HỘ LAO ĐỘNG

  • Căn cứ vào Điều 58 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Pháp lệnh này quy định về bảo hộ lao động.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, gọi chung là người sử dụng lao động và mọi người lao động, kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ Việt Nam, đều phải thực hiện việc bảo hộ lao động theo quy định của Pháp lệnh này.

Điều 2

Nhà nước chăm lo việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền của người lao động làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh.

Điều 3

Mọi người lao động có quyền được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh và có nghĩa vụ thực hiện những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 4

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh và không ngừng cải thiện điều kiện lao động của người lao động.

Điều 5

Mọi người lao động, người sử dụng lao động phải có hiểu biết về bảo hộ lao động, về các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc, nhiệm vụ của mình.

Điều 6

Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động áp dụng cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước do Hội đồng bộ trưởng hoặc cơ quan được Hội đồng bộ trưởng uỷ quyền ban hành.

Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động áp dụng riêng trong một ngành do cơ quan Nhà nước quản lý ngành đó ban hành phù hợp với những tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Hội đồng bộ trưởng ban hành.

Điều 7

Việc nghiên cứu khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động, việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại dụng cụ thiết bị, phương tiện bảo vệ người lao động được Nhà nước khuyến khích bằng các chính sách, biện pháp thích hợp.

 

Chương II

AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 8

Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh.

Luận chứng này phải được các cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động chấp thuận.

Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Y tế quy định theo thẩm quyền quản lý của mình.

Điều 9

Máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng phải được thiết kế, chế tạo, xây dựng và định kỳ tu sửa theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Máy, thiết bị, công nghệ nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 10

Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, phân bón; việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; đối với các loại có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh thuộc danh mục theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh này, thì phải được khai báo, đăng ký với cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, hoặc vệ sinh lao động.

Điều 11

Nơi làm việc phải bảo đảm về không gian, độ thoáng, độ sáng, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về hơi, khí độc, bụi, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được kiểm tra đo lường định kỳ.

Nghiêm cấm việc thải vào không khí, nguồn nước hoặc đất đai các chất gây độc, hại khi việc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Điều 12

Nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có chất nguy hại phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vi trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.

Điều 13

Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục nguy cơ đó hoặc phải ngừng hoạt động.

Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với các trường hợp nói tại đoạn 1, Điều này, nếu chưa có biện pháp khắc phục có hiệu quả. Quyết định của Thanh tra có hiệu lực bắt buộc thi hành.

Điều 14

Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để tổ chức cấp cứu kịp thời khi xẩy ra sự cố, tai nạn lao động.

Điều 15

Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách đã được Nhà nước ban hành. Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Chương III

BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LAO ĐỘNG

Điều 16

Khi sắp xếp lao động, phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc.

Người lao động phải được khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định.

Điều 17

Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, được hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 18

Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Điều 19

Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hại hoặc những công việc phải trực tiếp với hoá chất độc, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con. Không được sử dụng người dưới 18 tuổi làm công việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực và trí lực của họ.

Danh mục những công việc không được sử dụng lao động nữ, người dưới 18 tuổi do Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

 

Chương IV

TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 20

Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động xẩy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời.

Điều 21

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Người bị bệnh nghề nghiệp được điều trị bệnh chu đáo, được khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế. Không được sử dụng người đang bị bệnh nghề nghiệp tiếp tục làm việc ở môi trường đã gây ra bệnh.

Điều 22

Người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng nguyên tiền công, tiền lương kể cả phụ cấp trong thời gian điều trị, điều dưỡng; được trợ cấp, bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 23

Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 

Chương V