Trong các ngành kỹ thuật đặc biệt là trong ngành xây dựng vấn đề an toàn lao động trong lúc thi công, sản xuất luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Chỉ có một hoạch định an toàn lao động cụ thể, có hiệu quả
Trong các ngành kỹ thuật đặc biệt là trong ngành
xây dựng vấn đề an toàn lao động trong lúc thi công, sản xuất luôn là
vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Chỉ có một hoạch định an toàn
lao động cụ thể, có hiệu quả cao mới giúp cho người lao động có một tâm
lý vững vàng hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo ra sản phẩm có chất
lượng tốt.
Trong các ngành kỹ thuật đặc biệt là
trong ngành xây dựng vấn đề an toàn lao động trong lúc thi công, sản xuất luôn
là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Chỉ có một hoạch định an toàn lao
động cụ thể, có hiệu quả cao mới giúp cho người lao động có một tâm lý vững
vàng hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Thông thường trong xây dựng ngoài
đội ngũ giám sát về mặt kỹ thuật còn bố trí thêm một đội ngũ giám sát về an
toàn lao động trên công trường. Đội ngũ này làm ột nhóm kỹ sư có chuyên môn về
an toàn lao động được đào tạo ở các trường, được giao nhiệm vụ thiết lập các
biện pháp làm việc an toàn, nhắc nhở chỉ dẫn người công nhân trong những trường
hợp làm việc mà họ không lường trước nguy hiểm nhằm đảm bảo tính mạng cho họ
góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành công trình đúng tiến độ vì khi xảy ra
tai nạn lao động công trình có khi phải dừng xây dựng tiếp.
Tổ chức bộ máy làm công tác an toàn
lao động trên công trường gồm một trưởng nhóm và khoảng 03 thành viên khác. Mỗi
người chịu trách nhiệm về một khu vực cụ thể trên công trường đảm bảo các điều
kiện tốt nhất cho công nhân làm việc được an toàn.
Nhiệm vụ của nhóm giám sát an toàn
lao động:
- - Chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trong khu
vực được phân công giám sát.
- - Có quyền đình chỉ công việc khi có sự mất an toàn
trong khu vực giám sát.
- - Tuyên truyền, phổ biến các quy tắc an toàn lao động
cho công nhân thực hiện.
- - Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn an toàn khi thi công các
bộ phận sản xuất theo khu vực được phân công.
- - Đề ra các biện pháp an toàn cụ thể trên công trường.
- - Phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm về an
toàn của công nhân, báo lên chỉ huy trưởng công trình để có hình thức kỉ
luật cụ thể.
- - Nhắc nhở công nhân trang bị bảo hộ lao động khi làm
việc.
Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công
trình:
- Thành lập tổ an toàn lao động, phân giao trách nhiệm cụ
thể cho từng thành viên trong tổ.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật cũng như
các quy phạm mà Nhà nước ban hành.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chỉ thị của công ty.
- Tổ chức cho người lao động trên công trường được ký hợp
đồng lao động, huấn luyện an toàn lao động, kiểm tra sức khoẻ, tổ chức bộ
phận y tế cấp cứu, bộ phận phòng cháy chửa cháy ở công trường.
- Lập sổ theo dõi, ghi chép nhật ký công trình.
- Hướng dẫn kiểm tra nhắc nhở thực hiện công tác an toàn
lao động trên công trường qua các cuộc họp giao ban.
- Khen thưởng những cá nhân tập thể làm tốt công tác an
toàn lao động, đồng thời xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm.
- Tiếp thu ý kiến cấp dưới và tìm hướng giải quyết thích
hợp.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của người
lao động:
- Nhận thức đúng đắn công tác bảo hộ lao động để bảo vệ
lợi ích cho gia đình, cá nhân và xã hội.
- Cẩn thận lường trước những nguy hiểm trong công việc
mình đang làm.
- Tuân theo sự phân công của người có trách nhiệm trên
công trường.
- Làm tốt công việc của mình, không làm bừa, làm ẩu,
không làm những công việc mà mình không có chuyên môn.
- Loại bỏ tư tưởng trả thù cá nhân d6ẽ gây ra tại nạn
đáng tiếc, đoàn kết cùng mọi người làm tốt công việc.
- Có quyền từ chối khi điều kiện làm việc không đảm bảo
an toàn.
- Phải có tinh thần trách nhiệm cao, kịp thời phát hiện
góp ý ngăn cản những trường hợp vi phạm quy tắc an toàn lao động.